logo_load

Kỹ thuật canh tác xoài sạch

Ngày Đăng : 15/01/2019 - 3:55 PM

Kỹ thuật canh tác xoài sạch Cát Hòa Lộc vùng Cao Lãnh, Đồng Tháp

      - Để cung cấp xoài sạch Cát Hòa Lộc đến người tiêu dùng và xuất khẩu thì kỹ thuật Canh tác xoài sạch được quan tâm hàng đầu.

      - Hãy cùng Thiên Mộc tìm hiểu kỹ thuật và các giai đoạn canh tác xoài sạch:

kỹ thuật canh tác xoài sạch

 

1. Chọn đất trồng xoài

      Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất vàng, đất phù sa, kể cả trên vùng đất cát giồng ven biển, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt. Xoài thích hợp đất có pH 5,5-7; đất có pH nhỏ hơn 5 cây xẽ kém phát triển tốt. Đất nhẹ kém màu mỡ giúp giấy dễ cho nhiều hoa và đậu trái, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt, nhưng ít trái. Ở những vùng đất thấp trước khi trồng cần phải lên líp cao sao cho mực nước tại thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất 1m.

2. Thời vụ trồng xoài

      Xoài được trồng quanh năm nhưng tốt nhât là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu trồng với lượng ít ta có thể trồng vào nhiều thời vụ khác nhau, miễn là phải tránh thời điểm nắng nóng và rét đậm và sau khi trồng phải tưới đủ nước cho cây.

3. Giống xoài

      - Xoài có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardiacae. Xoài cáo rất nhiều giống, nhưng có hai nhóm giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi). Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.

      - Hiện nay có nhiều giống xoài cao sản, năng suất cao, phẩm chất ngon được trồng phổ biến ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

Các giống xoài nội địa:

      - Giống xoài Cát Hòa Lộc:  Được trồng tại Cao Lãnh, Đồng Tháp là vùng đất phù sa ven sông nên giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho xoài Cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển. Xoài Cát Hòa Lộc có trọng lượng trung bình 550 -700gram/trái.

kỹ thuật canh tác xoài sạch

 

      - Giống xoài Cát Chu: Trái dạng hơi tròn, trọng lượng trung bình 350-400gram/trái, phẩm chất khá ngon, vị hơi chua, thịt quả không dẻ, chặt nhưng ít xơ và vỏ trái dày hơn xoài Cát Hòa Lộc. Ưu điểm là dể đậu trái và cho năng suất cao.

kỹ thuật canh tác xoài sạch

      - Các giống xoài địa phương khác: Có phẩm chất ngon nhưng năng suất không cao như: Xoài bưởi, xoài hòn, xoài Thanh Ca, xoài Xiêm, xoài Châu hạng võ, xoài Tượng, v.v...

kỹ thuật canh tác xoài sạch
Xoài xanh Thái Lan

Các giống xoài ngoại nhập:

      Là những giống xoài dùng để "ăn xanh" có hương vị  như:

      - Xoài Kiew-Savoey của Thái Lan, trái nhỏ, trọng lượng 220gr -350gram/trái

      - Xoài Falun, Nam-Dok-Mai của Thái Lan thường được dùng để ăn sống khi vỏ trái còn xanh

      - Xoài Tượng Đài Loan: Rất được ưa chuộng vì trái to, dể ra hoa đậu trái, cho năng suất cao.

Cách nhân giống xoài:

      Cây xoài được nhân giống bằng nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép, v.v... nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép và chiết cành giữ được đặc tính của cây giống ban đầu và có thể trồng hàng loạt những cây có nguồn gốc gống nhau. Cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20-22cm, đường kính bầu 12cm. Cây ghép sinh trưởng tốt, thân cây mập, chiều cao ghép 40-50 cm, đường kính 1cm, có từ 2-3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không có vết sâu bệnh, thích hợp cho những vườn sản xuất tập trung.

4. Kỹ thuật trồng xoài:

      Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng.

      Khi cây phát triển được 3 chồi lá thì nên bấm bỏ đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi mọc ra đủ 3 chồi lá nữa thì bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển tự nhiên.

      Ở giai đoạn cây trưởng thành, nên tỉa những cành mọc bên trong tán, cành sâu bệnh, cành không hiệu quả,...

5. Kỹ thuật Chăm sóc: 

      Thời kỳ này cây còn con, nghĩa là cây mới được 1-3 năm tuổi và đây cũng là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây để hoàn thiện bộ khung tán. Do đó cần tưới đủ nước, bón đủ phân là rất cần thiết để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

      - Tưới nước: Trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tới nước cần phải duy trì 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít lại, nhưng phải duy trì được độ ẩm diện tích đất xung quanh gốc.

      - Diệt cỏ: tại đây các nhà vườn diệt cỏ theo hướng tự nhiên, tức là dùng rơm rạ, các nhánh cây khô tủ lạ xung quanh gốc vừa hạn chế được cỏ dại vừa ngăn cản quá trình bốc hơi nước. 

     - Xử lý ra hoa sớm: có tác dụng giúp xoài đậu trái quanh năm, nhữnng phương pháo xử lý ra hoa sớm được các chuyên gia Viện Nông Nghiệp hướng dẩn và giám sát. 

- Bảo vệ hoa và trái non: Là rất quan trọng. Sau khi xoài đậu trái thì chúng ta bắt đầu bao trái nhằm bảo vệ trái xoài khỏi sâu bệnh, cũng như làm cho vỏ xoài đẹp hơn. 

6. Sâu bệnh trên xoài và cách phòng ngừa: 

Sâu bệnh hại xoài được chia làm 2 loại chính là: 

kỹ thuật canh tác xoài sạch

- Côn trùng hại xoài: Sâu đục cành non, sâu đục trái, Bọ Trĩ, rầy bông xoài, rệp xám, ruồi đục quả, riệp sáp... Tùy vào từng thời kỳ và từng loại côn trùng mà chúng ta có các phương pháp phòng trừ khác nhau. Chẳng hạn muốn phòng trị riệp sáp, chúng ta cần bảo tồn thiên địch (ong ký sinh, bọ rùa) để hạn chế riếp sáp; phòng trị ruồi đục quả bằng cách bao trái và không trồng loại cây ăn trái khác xen vào vườn xoài; Đối với phòng trị  rầy bông xoài thì cần tỉa cành tạo điều kiện thông thoáng, cũng như bảo tồn một số loại thiên địch: bọ xít ăn thịt, ong ký sinh, ...

kỹ thuật canh tác xoài sạch

- Bệnh hại xoài: Bệnh thán thư, bệnh héo trái, khô đọt; bệnh xì mũ trái; bệnh cháy lá; bệnh phấn trắng; bệnh nấm hồng, v.v... Để phòng bệnh thì nhà vườn cần phải sử dụng bao trái, bảo tồn thiên địch, cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh, tạo thông thoáng cho vườn v.v... xem chi tiết các bệnh hại xoài tại đây

7. Thu hoạch và bảo quản xoài sau thu hoạch: Nhằm đảm bảo chất lượng trái và bảo quản quản trái sau thu hoạch được lâu hơn


 

 

Các tin khác