logo_load

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

Ngày Đăng : 29/07/2019 - 12:06 PM

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều các chất như: khoáng chất, chất béo, đường, protein và các vitamin, v.v... Vì vậy, nó là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng lớn.

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

Gía trị dinh dưỡng trong 100 g tỏi tươi

Năng lượng 623 kJ (149 kcal)
Carbohydrate 33,06 g
Đường 1,00 g
Chất xơ thực phẩm 2,1 g
Chất béo 0,5 g
Protein 6,39 g
B-caroten 5,0 ug
Thiamin (Vitamin B1) 0,2 mg
Riboflavin (Vitamin B2) 0,11 mg
Niacin (Vitamin B3) 0,7 mg
Axit pantotheic (Vitamin B5) 0,596mg
Vitamin B6 1,235 mg
Axit folic (Vitamin B9) 3 ug
Vitamin C 31,2 mg
Canxi 181 mg
Sắt 1,7 mg
Magie 25 mg
Mangan 1,672 mg
Phospho 153 mg
Kali 401 mg
Natri 17 mg
Kẽm 1,16 mg
Selen 14, 2 ug

 Nguồn: Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Qua bảng thành phần dinh dưỡng của tỏi cho thấy trong thành phần hoá học của tỏi có chứa nhiều các chất như: Khoáng chất, chất béo, đường, protein và các vitamin, v.v... Vì vậy, nó là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng lớn. Khi ta sử dụng đều đặn hàng ngày giúp cho cơ thể có hệ miễn dịch cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, tim mạch, ung thư, giúp cho cơ thể phòng trừ một số chứng bệnh thiếu vitamin.

Công dụng của tỏi

Theo đông y, tỏi có vị cay, tính nóng, hơi có độc. Có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải phong. Theo y học hiện đại thì tỏi có khả năng chữa bách bệnh do trong tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh. Tỏi chứa hàng trăm thành phần có hoạt tính sinh học nhất là allicin nên có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa và phòng chống ung thư, trị bệnh thương hàn, tả lỵ, bạch hầu, v.v... Tỏi chữa đầy hơi bằng cách ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ xoa vào bụng. Tỏi còn được sử dụng làm thuốc sát trùng trong các loại bệnh hen suyễn, viễm phổi, nhiễm trùng đường ruột, ngoài da. Ngoài ra, tỏi còn tác dụng diệt khuẩn, xua đuổi côn trùng, sản xuất chế phẩm sinh học, làm thuốc kháng sinh, làm keo dính, dùng làm mỹ phẩm.

1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Tỏi chứa hàng trăm thành phần có hoạt tính sinh học, nhất là allicin, alliin, S-Allycystein, diallysufur, ajone, allylmethyltrisulfur, enzyme alliinase có khả khuẩn phổ rất rộng. Tỏi có thể diệt được rất nhiều loại vi khuẩn, kể cả trực trùng đồ hộp, lao, tiêu chảy, thương hàn, kiết lỵ, tụ cầu khuẩn, v.v...

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

Cơ chế hình thành khi ta cắt nhân tỏi thành những lát mỏng hoặc dã nhỏ thì xảy ra biến đổi hoá học, dưới tác dụng của phân hoá tố anilaza, chất alliin biến đổi thành allicin được chứng minh là một chất kháng sinh tự nhiên mạnh, mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetraccycline. Diệt khuẩn rất mạnh đối với các tụ cầu khuẩn, thương hàn, phó thương hàn, nấm độc, một số loại siêu vi trùng. Nước tỏi pha loãng 125000 mà vẫn có dấu hiện ức chế nhiều loại vi trùng gram âm, gram dương như: Saphylococus, streptococus, salmonella, V. cholerae.

Các chất Azooene, dianllil disulfide, diallil - triusulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hùi, bệnh lao. Thậm chí nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng, khi phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của chúng.

Kháng Virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu. Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác dụng chữa bệnh đường ruột do nguyên sinh lamblia intestinalis gây ra. Với ly amid do antamocba histolytica gây ra cũng bị diệt ngay ở ép tỏi ở nồng độ thấp.

Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng.

Xua muỗi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như gián, muỗi rất sợ mùi tỏi. Tỏi còn giất chết được các ấu trùng muỗi với liều lượng rất thấp 25 ppm cho các chất chiết hoặc 2 ppm cho dầu tỏi.

2. Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan

 

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

 

Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loại tiêu hoá. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẫn dạ dày ruột. Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hoá do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện, chống co thắt dạ dày ruột.

3. Tỏi phòng chống ung thư

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

Tỏi còn là vị thuốc chống ung thư hiệu nghiệm. Tỏi được thái mỏng thành từng lát để trong không khí khoảng 15 phút sẽ sinh ra chất "đại toán tố" là chất chống ung thư, đó là hỗn hợp các chất có chứa lưu huỳnh, trong củ tỏi còn có các chất khoáng vi lượng như selen, gecmami, có tác dụng chống ô xy hoá tế bào, chống ung thư. Các vitamin C, vitamin E có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu. Theo các nhà nghiên cứu thì tỏi có công dụng trị ung thư da, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư cốt sống, v.v... được giải thích qua cơ chế:

- Mọi khối ung thư đều trải qua ba giai đoạn phát triển, và ở giai đoạn nào chúng cũng bị tỏi chống phá.

Trong giai đoạn đầu tiên, hoạt đông của ô xy trong cơ thể qua quá trinh ô xy hoá chuyển thức ăn thành năng lượng đã sản sinh ra gốc tự do (loại chất có hại) gây thương tổn các tế bào khiến nó phát triển bất thường. Việc ăn tỏi hàng ngày có thể vô hiệu hoá các gốc tự do. Các chất chống ô xy hoá trong tỏi có khả năng tấn công khối u trước khi nó có thể nhen nhóm. 

Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn phát bệnh, những tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh nếu các hệ thống miễn dịch ban đầu bị phá vỡ. Lúc này tỏi sẽ có tác dụng ngăn không cho các tế bào ung thư phát triển, tiêu diệt sự phát triển của những mạch máu mới nuôi sống khối u. Một chất khoáng rất cần cho cơ thể lúc này là selen, có rất nhiều trong tỏi. Selen là một chất chống ô xy hoá rất mạnh nên có thể giúp cho cơ thể chống lại ung thư.

- Các nhà khoa hoc Pháp thuộc Trung tâm nghiên cứu Nông học quốc gia còn đưa ra lập luận: Trong thành phần của tỏi chứa một hợp chất có khả năng ức chế hoạt đông của các chất gây ung thư. Tuy nhiên chúng không tác dụng trực tiếp mà kích thích các enzyme của cơ thể có khả năng ngăn chặn quá trình tạo thành các chất gây ung thư.

- Ung thư phổ thì có một nghiên cứu của các chuyên gia độc chất học trường đại học Tổng hợp Queen ở Canada. Họ đưa chất dễ gây ung thư mô phổi động vật vào 2 lô chuột: Lô A được tiêm chất chiết xuất từ tỏi, còn lô B dùng làm đối chứng không được tiêm. Kết quả lô A không hề hấn gì, còn lô chuột B thì ung thư phát triển. 

4. Tác dụng giải độc kim loại nặng

Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tổi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ, giảm hẳn các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì như công nhân khai thác và chế biến chì, sản xuát accu chì, súc rủa bồn xăng có pha chì, bằng cách ăn tỏi hàng ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong tỏi

 Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như thuỷ ngân, cadium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, pheny mercury. Tỏi có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid).

5. Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lympho cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể AND, kháng virus, phòng chống nhiễm trùng.

 

 

Các tin khác